doaibiet
10-04-2020, 04:21 PM
Trong cuộc sống thất bại là điều rất đỗi bình thường, nhưng rút ra được bài học và đứng lên từ những thất bại đó thì không phải ai cũng làm được. Trong công việc cũng vậy, thay vì việc mải khoe những chiến tích và thành công thì bạn cũng có thể làm nên một CV nổi bật hơn nhờ những lần thất bại mà bạn đã trở nên mạnh mẽ như thế nào.
Thất bại là “đòn bẩy” của thành công
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của CV trong việc ứng tuyển, như các chuyên gia CV 365 đã từng nói:
Tồn tại trong bộ hồ sơ xin việc online hay đơn giản là xuất hiện ở dạng mẫu CV xin việc viết tay, bản CV hoàn hảo vẫn luôn chiếm giữ vai trò, nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc kết nối con người với thế giới việc làm. Đành rằng các yếu tố khác như đơn xin việc, thư xin việc, sơ yếu lý lịch cũng không thể thiếu nhưng dường như bản CV lại đóng vai trò quyết định sự thành công cho cả quá trình tìm việc, thay mặt cho tất cả các yếu tố còn lại đưa bạn vào « vòng chung kết ».
Lấy đó làm kim chỉ nam, nhiều ứng viên đã và đang tập trung vào liệt kê những kinh nghiệm và những chiến tích trong công việc mà quên mất chúng ta còn có thể làm được nhiều hơn nữa từ những thất bại nhưng vấn đề là bạn đã làm những gì sau những thất bại ấy để thành công hơn.
Thất bại thường không thể hiện rõ ra ngoài như thành công. Chính điều này đã làm cho nhiều người nhìn vào những người thành công và cho rằng họ không có thất bại. Nhưng sự thật không như thế!
Nếu chúng ta bỏ qua thất bại, chúng ta sẽ không nhận thức được ý nghĩa của sự thành công. Chẳng có ai thành công mà không trải qua thất bại. Chấp nhận và đối mặt với nó, bạn sẽ đi được xa và nhanh hơn.
Trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc vấp phải các rủi ro là chuyện không sớm thì muộn. Nhưng quan trọng, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào.
Thành công là khi bạn biết được giá trị của hai từ “thất bại”. Bạn phải học cách đối diện và trung thực với chúng. Một bản CV xin việc với nhiều sự thất bại sẽ được chú ý nhiều hơn thay vì bạn chỉ biết khoe chiến tích trong học tập. Qua bản CV thể hiện rằng bạn xem thất bại là một phần rất bình thường trong cuộc sống và chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Nếu chúng ta chấp nhận đương đầu thay vì giấu kín nó thì sẽ có thêm động lực để phấn đấu.
Bản CV xin việc dài 7 trang toàn “chiến bại”
Gần đây, các cư dân mạng Twitter xôn xao về bài chia sẻ của giáo sư Johannes Haushofer. Ông tốt nghiệp danh dự tại Oxford, sở hữu 2 bằng tiến sĩ ngành kinh tế của đại học Zurich và ngành sinh học thần kinh của đại học Havard. Việc ông chia sẻ bản CV dài 7 trang giấy được lấp đầy bởi những thất bại của mình với mong muốn những học sinh nhận ra rằng: “Trên con đường dẫn đến thành công luôn luôn có dấu tích của những sự thất bại”.
Giáo sư Johannes Haushofer nhanh chóng nổi tiếng khi chia sẻ bản CV toàn những “chiến bại” của mình, từ việc không đạt được những bằng cấp mong muốn, hụt học bổng, các chương trình học từ chối nhận ông cho đến các lời từ chối đăng bài trên các tạp chí khoa học. Ông còn chia sẻ thêm rằng, thất bại nhất là những công trình nghiên cứu trước đây lại không được quan tâm và được lan tỏa nhiều như bản CV liệt kê toàn những thất bại này.
Thông thường mọi người thường thích gây sự chú ý với những thành tích nổi bật. Nhưng để đổi lấy sự thành công, chúng ta phải mất rất nhiều thời giờ cho việc sửa sai từ thất bại. Đấy không phải là khoảng thời gian đáng quý hơn sao?
Không ai là hoàn hảo, ai cũng sẽ có lúc sai lầm và thất bại. Vì vậy chúng ta cần nhìn nhận một cách tích cực và chia sẻ cởi mở hơn về những thất bại của bản thân. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã đối đầu với khó khăn, khủng hoảng như thế nào và học được gì từ chúng.
Thất bại là “đòn bẩy” của thành công
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của CV trong việc ứng tuyển, như các chuyên gia CV 365 đã từng nói:
Tồn tại trong bộ hồ sơ xin việc online hay đơn giản là xuất hiện ở dạng mẫu CV xin việc viết tay, bản CV hoàn hảo vẫn luôn chiếm giữ vai trò, nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc kết nối con người với thế giới việc làm. Đành rằng các yếu tố khác như đơn xin việc, thư xin việc, sơ yếu lý lịch cũng không thể thiếu nhưng dường như bản CV lại đóng vai trò quyết định sự thành công cho cả quá trình tìm việc, thay mặt cho tất cả các yếu tố còn lại đưa bạn vào « vòng chung kết ».
Lấy đó làm kim chỉ nam, nhiều ứng viên đã và đang tập trung vào liệt kê những kinh nghiệm và những chiến tích trong công việc mà quên mất chúng ta còn có thể làm được nhiều hơn nữa từ những thất bại nhưng vấn đề là bạn đã làm những gì sau những thất bại ấy để thành công hơn.
Thất bại thường không thể hiện rõ ra ngoài như thành công. Chính điều này đã làm cho nhiều người nhìn vào những người thành công và cho rằng họ không có thất bại. Nhưng sự thật không như thế!
Nếu chúng ta bỏ qua thất bại, chúng ta sẽ không nhận thức được ý nghĩa của sự thành công. Chẳng có ai thành công mà không trải qua thất bại. Chấp nhận và đối mặt với nó, bạn sẽ đi được xa và nhanh hơn.
Trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc vấp phải các rủi ro là chuyện không sớm thì muộn. Nhưng quan trọng, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào.
Thành công là khi bạn biết được giá trị của hai từ “thất bại”. Bạn phải học cách đối diện và trung thực với chúng. Một bản CV xin việc với nhiều sự thất bại sẽ được chú ý nhiều hơn thay vì bạn chỉ biết khoe chiến tích trong học tập. Qua bản CV thể hiện rằng bạn xem thất bại là một phần rất bình thường trong cuộc sống và chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Nếu chúng ta chấp nhận đương đầu thay vì giấu kín nó thì sẽ có thêm động lực để phấn đấu.
Bản CV xin việc dài 7 trang toàn “chiến bại”
Gần đây, các cư dân mạng Twitter xôn xao về bài chia sẻ của giáo sư Johannes Haushofer. Ông tốt nghiệp danh dự tại Oxford, sở hữu 2 bằng tiến sĩ ngành kinh tế của đại học Zurich và ngành sinh học thần kinh của đại học Havard. Việc ông chia sẻ bản CV dài 7 trang giấy được lấp đầy bởi những thất bại của mình với mong muốn những học sinh nhận ra rằng: “Trên con đường dẫn đến thành công luôn luôn có dấu tích của những sự thất bại”.
Giáo sư Johannes Haushofer nhanh chóng nổi tiếng khi chia sẻ bản CV toàn những “chiến bại” của mình, từ việc không đạt được những bằng cấp mong muốn, hụt học bổng, các chương trình học từ chối nhận ông cho đến các lời từ chối đăng bài trên các tạp chí khoa học. Ông còn chia sẻ thêm rằng, thất bại nhất là những công trình nghiên cứu trước đây lại không được quan tâm và được lan tỏa nhiều như bản CV liệt kê toàn những thất bại này.
Thông thường mọi người thường thích gây sự chú ý với những thành tích nổi bật. Nhưng để đổi lấy sự thành công, chúng ta phải mất rất nhiều thời giờ cho việc sửa sai từ thất bại. Đấy không phải là khoảng thời gian đáng quý hơn sao?
Không ai là hoàn hảo, ai cũng sẽ có lúc sai lầm và thất bại. Vì vậy chúng ta cần nhìn nhận một cách tích cực và chia sẻ cởi mở hơn về những thất bại của bản thân. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã đối đầu với khó khăn, khủng hoảng như thế nào và học được gì từ chúng.