PDA

View Full Version : Độc chất trong giày, dép Trung Quốc không rõ nguồn gốc


thienphuong
31-08-2012, 09:13 AM
Ngay cả những loại giày cao cấp của Trung Quốc có mặt trên các thị trường lớn như Pháp, Ý cũng không đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng, thậm chí còn chứa các hóa chất độc hại gây ung thư.

Những cáo buộc trên thế giới

Theo hãng tin AFP, Chính phủ Ý cho biết cảnh sát nước này đã tịch thu 1,7 triệu đôi giày da do Trung Quốc sản xuất trong cuộc điều tra “Giày độc” (Toxic Shoes). Những đôi giày này bị “cáo buộc” không chỉ ăn cắp tác quyền của Ý mà còn chứa các hóa chất độc hại. Các kết quả xét nghiệm cho thấy những đôi giày giả Ý này có hàm lượng hexavalent chromium (crom hoá trị sáu) vượt mức cho phép, có thể gây ung thư cho người sử dụng.

http://images.timnhanh.com/tintuc/20081113/Image/12a.jpg
Trên mộtblog có nhiều người truy cập, những hình ảnh này được đưa ra để cảnh báo về việc sử dụng giày dép TQ với những tác hại nguy hiểm


Hệ thống cửa hàng thời trang Etam của Pháp cũng vừa phải thu hồi các đôi giày do Trung Quốc sản xuất sau khi có những trường hợp người sử dụng bị dị ứng nổi ban đỏ, bỏng rát do chất chống ẩm mốc dimethylfumarate có trong giày. Người phát ngôn của Etam trả lời phỏng vấn với AP đã cho biết: “Một khách hàng đã bị eczema nặng ở bàn chân sau khi mang đôi giày Trung Quốc do cửa hàng bán ra. Bác sĩ chuyên khoa da liễu đã kết luận triệu chứng ngứa, nổi mụn và có cảm giác bỏng rát ở bệnh nhân này là do chất dimethylfumarate”.

Bán “vô tư” ở Việt Nam

Suốt dọc hai dãy phố Cầu Gỗ, Hàng Dầu có đến cả trăm cửa hàng giày dép, mà chủ yếu là các mặt hàng bình dân, được nhập từ Trung Quốc. Người mua, kẻ bán nườm nượp. Chỉ cần làm một tính toán nhỏ: mỗi cửa hàng bán được vài đôi giày dép mỗi ngày thì tính riêng hai phố này, mỗi ngày cũng tiêu thụ tới tay người tiêu dùng trực tiếp hàng trăm, hàng nghìn đôi giày, dép Trung Quốc. Ấy là chưa kể đến biết bao nhiêu ki - ốt, quầy hàng nhỏ ở khắp các chợ, các xe hàng rong trên hè phố, các vùng quê…

Đứng một lát giữa ngã tư phố Cầu Gỗ, Hàng Dầu, hay khu bán buôn giày dép, trong chợ Đồng Xuân, trong các gian hàng giày dép chật chội ở chợ Sinh Viên (Dịch Vọng, Cầu Giấy), không ai có thể chịu nổi mùi nhựa, mùi nilon, mùi hoá chất sặc sụa, tích tụ trong không gian chật hẹp, tù túng.

http://images.timnhanh.com/tintuc/20081113/Image/12aa.jpg
Giày Trung Quốc được bày bán tràn lan

Dạo qua các quầy hàng này mới thấy được hàng Trung Quốc đủ mọi chất liệu từ hàng da, giả da, nhựa cao su, nhựa tổng hợp… đều có giá giật mình. Một đôi giày nữ thời trang được bà chủ hàng ở chợ Sinh viên quảng cáo là da "xịn" cũng chỉ có giá nói thách là 120.000đ. Thậm chí chỉ với vài ba chục nghìn cũng có thể mua được những đôi “chất lượng không tốt bằng”.

Người tiêu dùng, khi được hỏi, đều chỉ trả lời là họ quan tâm đến mẫu mã và giá cả. Chất lượng, nếu có ai để ý đến, cũng chỉ là độ bền của sản phẩm và chất liệu mà họ “cảm thấy mềm mại, đi nhẹ và không đau chân là được”. “Chắc là chẳng ai đi mua giày mà lại tìm hiểu xem giày này có chất gì độc hại cho sức khỏe không, mà cái chính là chọn được dáng giày đẹp, và hợp túi tiền”, bạn Nguyễn Thu Hương, sinh viên trường CĐ Sư phạm chia sẻ.

ThS Nguyễn Thị Thảo, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết: "Không ít trường hợp do sử dụng giày dép không có chất lượng tốt đã phải vào viện để điều trị đôi chân mẩn đỏ, rất ngứa, thậm chí nổi mụn, chẩy nước và sưng phồng lên”. Bất kỳ loại hóa chất nào khi tiếp xúc với da đều có thể gây nguy cơ viêm da dị ứng tuỳ theo cơ địa người sử dụng. Các hóa chất độc hại như những chất oxy hoá mạnh hay các kim loại nặng thì tác hại đối với sức khoẻ con người là không thể không có khả năng.


KS Nguyễn Hữu Cường, phó giám đốc Trung tâm Công nghệ thuộc da, Viện nghiên cứu Da giày:

"Tồn dư crom VI trong thuộc da rất độc hại

Trong kỹ thuật sản xuất da giày, công nghệ thuộc da thường phải dùng crom III - một dạng crom được chế tạo từ crom VI qua phản ứng một chiều. Tuy nhiên, trong quá trình chế tạo, nếu công nghê xử lý không đảm bảo thì rất có thể một lượng crom VI sẽ còn tồn dư lại.

Crom Vi là một hóa chất kim loại nặng rất độc hại, không thể phân hủy trong đất. Các loại bột crom của Trung Quốc sử dụng không thể khẳng định chắc chắn là còn tồn dư crom VI hay không. Ngoài ra Trung Quốc còn dùng crom VI trong chất màu pigment tạo màu nâu đỏ trong sơn màu cho da giày.

Để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, trong ngành công nghiệp da dày hiện nay trên thế giới việc sử dụng crom trong thuộc da cũng phải được hạn chế tỷ lệ thấp nhất - khoảng 8%, thay vào đó là các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên với những chất thuộc da sinh thái như chiết xuất ta- nanh từ thực vật."

Theo Khoa Học & Đời Sống