huda
04-09-2012, 09:18 AM
Ngày nay, xã hội không thể hình dung nổi một thiếu nữ thiếu giày cao gót (http://www.juno.com.vn/san-pham/giay-cao-got-c51.html). Nó xuất hiện khắp nơi trong công ty, trên đường phố, trên thảm đỏ... Thậm chí nhiều cô gái mặc áo tắm hay không mặc gì mà vẫn đi thứ ấy ở chân. :rolleyes:
http://www.juno.com.vn/forward/media/images/03-2012/25-03/phai-dep-va-giay-cao-got.jpg
Nhưng giày cao gót, cũng như mọi thứ trên cõi đời này, không phải tự nhiên mà có. Nó cũng đã trải qua một quá trình phát triển và hình thành rất phức tạp.
Trong bộ sách Lịch sử giày cao gót và những ảnh hưởng của nó trong nghệ thuật Phục hưng, giáo sư Henri Cò đã hé lộ cho độc giả toàn thế giới về lý do xuất hiện của sản phẩm tuyệt vời này (tuyệt vời đến nỗi trong nhiều trận hỏa hoạn, nhiều bà vợ đã bỏ mặc ông chồng, chạy tới cứu đôi giày cao gót của mình).
Cho tới tận năm 1513, thế giới chưa biết giày cao gót là gì. Tất cả phụ nữ hồi đó do vậy đều có dáng đi lạch bạch theo kiểu con vịt hoặc con ngan (cũng gọi là vịt xiêm).
Đàn ông hồi đó ai cũng chán và sợ dáng đi này, nhưng họ không hiểu tại sao và cũng không biết sửa chữa nó bằng cách nào (khác hẳn với hôm nay, nhiều ông làm giàu bằng việc bán giày, sửa giày hoặc buôn giày).
Vào một buổi sáng, ở một vùng biển thuộc nước Ý, có một ông vua đi tới tìm vợ. Làm vợ vua bao giờ chả là mơ ước của mọi thiếu nữ, đã vậy, ông vua này không những giàu có mà còn trẻ, đẹp trai, có năng khiếu nghệ thuật (nếu hôm nay thi tuyển diễn viên triển vọng, chắc chắn vua sẽ trúng dù chưa chắc chắn được đóng phim).
Vua mở một cuộc thi kén vợ ngay bên bãi biển. Các cô gái ào ào chen nhau đi tới. Mỗi cô mỗi tài. Cô thì nấu ăn ngon, cô thì may quần áo đẹp. Có cô còn là vô địch trong việc cắt tiết gà hoặc múa kiếm - là hai môn thể thao phụ nữ rất thích hồi ấy.
Vua xem xét tất cả nhưng không hài lòng vì cô nào cũng có dáng đi quá xấu.
Vua thở dài, ngao ngán, muốn chọn đại cho xong vì nghĩ rằng đừng có mong gì hơn.
Bất ngờ từ xa xuất hiện một thiếu nữ có dáng đi nhún nhảy, cực kỳ yểu điệu, thướt tha. Mỗi bước chân của nàng như bay trên không khí, tựa như có cánh ở đầu gối (ngày đó, nước Ý biết chỉ thần thánh mới có cánh, nhưng chỉ ở vai là cùng). Vua kinh ngạc, sửng sốt rồi say mê. Chả đợi cô gái nói câu nào, vua đâm bổ tới như diều hâu đâm bổ vào gà con, tuyên bố cưới cô làm hoàng hậu.
Toàn bộ các cô gái khác vỗ tay, tươi cười chúc mừng nhưng trong lòng nghẹn lại vì ghen tị. Họ vội vã tìm hiểu xem cô gái kia lý do gì lại có dáng đi nhún nhảy như thế.
Thì ra trên đường tới bãi biển, cô gái đã đạp phải một con cá. Loại cá ấy rất phổ biến, ai cũng đạp thường xuyên nhưng may mắn ở chỗ cô gái đạp trúng cả hai con cá ở hai chân. Thứ cá ấy có xương nhiều, đâm vào chân cô, mắc lại như đôi giày (http://www.juno.com.vn/giay-thoi-trang/), khiến cô có dáng đi nhún nhảy.
Phụ nữ cả nước Ý reo lên. Họ đổ xô ra bãi biển, cứ thấy cá ở đâu thì giẫm vào cho nó dính vào chân. Do cá to, cá nhỏ khác nhau nên vô số cô đi khập khiễng. Cũng có cô chân phải đạp cá, chân trái đạp cua nên bị kẹp rất đau (cho đến hiện nay, nhiều đôi giày cao gót cũng gây đau chân là vì thế).
Một đám doanh nhân nhanh trí bắt loại cá ấy, phơi khô rồi đem bán làm giày (những đôi giày cao gót đầu tiên do vậy không có hình bàn chân mà có hình con cá). Thứ cá này độc đáo vì có một cái xương nhọn hoắt thòi ra thành cái gót cao.
Một trăm năm sau, trước sự tàn sát kinh hoàng của phụ nữ, loài cá đó tuyệt chủng. Người ta bèn thay cá bằng da trâu bò. Giày cao gót ra đời từ đó! :cool:
http://www.juno.com.vn/forward/media/images/03-2012/25-03/phai-dep-va-giay-cao-got.jpg
Nhưng giày cao gót, cũng như mọi thứ trên cõi đời này, không phải tự nhiên mà có. Nó cũng đã trải qua một quá trình phát triển và hình thành rất phức tạp.
Trong bộ sách Lịch sử giày cao gót và những ảnh hưởng của nó trong nghệ thuật Phục hưng, giáo sư Henri Cò đã hé lộ cho độc giả toàn thế giới về lý do xuất hiện của sản phẩm tuyệt vời này (tuyệt vời đến nỗi trong nhiều trận hỏa hoạn, nhiều bà vợ đã bỏ mặc ông chồng, chạy tới cứu đôi giày cao gót của mình).
Cho tới tận năm 1513, thế giới chưa biết giày cao gót là gì. Tất cả phụ nữ hồi đó do vậy đều có dáng đi lạch bạch theo kiểu con vịt hoặc con ngan (cũng gọi là vịt xiêm).
Đàn ông hồi đó ai cũng chán và sợ dáng đi này, nhưng họ không hiểu tại sao và cũng không biết sửa chữa nó bằng cách nào (khác hẳn với hôm nay, nhiều ông làm giàu bằng việc bán giày, sửa giày hoặc buôn giày).
Vào một buổi sáng, ở một vùng biển thuộc nước Ý, có một ông vua đi tới tìm vợ. Làm vợ vua bao giờ chả là mơ ước của mọi thiếu nữ, đã vậy, ông vua này không những giàu có mà còn trẻ, đẹp trai, có năng khiếu nghệ thuật (nếu hôm nay thi tuyển diễn viên triển vọng, chắc chắn vua sẽ trúng dù chưa chắc chắn được đóng phim).
Vua mở một cuộc thi kén vợ ngay bên bãi biển. Các cô gái ào ào chen nhau đi tới. Mỗi cô mỗi tài. Cô thì nấu ăn ngon, cô thì may quần áo đẹp. Có cô còn là vô địch trong việc cắt tiết gà hoặc múa kiếm - là hai môn thể thao phụ nữ rất thích hồi ấy.
Vua xem xét tất cả nhưng không hài lòng vì cô nào cũng có dáng đi quá xấu.
Vua thở dài, ngao ngán, muốn chọn đại cho xong vì nghĩ rằng đừng có mong gì hơn.
Bất ngờ từ xa xuất hiện một thiếu nữ có dáng đi nhún nhảy, cực kỳ yểu điệu, thướt tha. Mỗi bước chân của nàng như bay trên không khí, tựa như có cánh ở đầu gối (ngày đó, nước Ý biết chỉ thần thánh mới có cánh, nhưng chỉ ở vai là cùng). Vua kinh ngạc, sửng sốt rồi say mê. Chả đợi cô gái nói câu nào, vua đâm bổ tới như diều hâu đâm bổ vào gà con, tuyên bố cưới cô làm hoàng hậu.
Toàn bộ các cô gái khác vỗ tay, tươi cười chúc mừng nhưng trong lòng nghẹn lại vì ghen tị. Họ vội vã tìm hiểu xem cô gái kia lý do gì lại có dáng đi nhún nhảy như thế.
Thì ra trên đường tới bãi biển, cô gái đã đạp phải một con cá. Loại cá ấy rất phổ biến, ai cũng đạp thường xuyên nhưng may mắn ở chỗ cô gái đạp trúng cả hai con cá ở hai chân. Thứ cá ấy có xương nhiều, đâm vào chân cô, mắc lại như đôi giày (http://www.juno.com.vn/giay-thoi-trang/), khiến cô có dáng đi nhún nhảy.
Phụ nữ cả nước Ý reo lên. Họ đổ xô ra bãi biển, cứ thấy cá ở đâu thì giẫm vào cho nó dính vào chân. Do cá to, cá nhỏ khác nhau nên vô số cô đi khập khiễng. Cũng có cô chân phải đạp cá, chân trái đạp cua nên bị kẹp rất đau (cho đến hiện nay, nhiều đôi giày cao gót cũng gây đau chân là vì thế).
Một đám doanh nhân nhanh trí bắt loại cá ấy, phơi khô rồi đem bán làm giày (những đôi giày cao gót đầu tiên do vậy không có hình bàn chân mà có hình con cá). Thứ cá này độc đáo vì có một cái xương nhọn hoắt thòi ra thành cái gót cao.
Một trăm năm sau, trước sự tàn sát kinh hoàng của phụ nữ, loài cá đó tuyệt chủng. Người ta bèn thay cá bằng da trâu bò. Giày cao gót ra đời từ đó! :cool: