bsff20
06-09-2012, 08:54 AM
400 dược mỹ phẩm chứa chất gây ung thư
Báo Le Monde của Pháp ngày 23-5 đã gây chấn động với thông tin: 400 loại dược mỹ phẩm chứa Parabens, là thành phần chất bảo quản có khả năng gây ung thư vú và vô sinh ở nam.
Người tiêu dùng châu Âu lựa chọn mỹ phẩm tại một cửa hàng. Ảnh: tt-group.net.
Đáng nói là trong đó có nhiều mỹ phẩm cho trẻ em như kem dưỡng da chống nắng Biafine, nhiều loại xirô trị ho (Clarix, Codotussyl, Drill, Hexapneumine, Humex, Pectosan, Rhinathiol), thuốc trị đau dạ dày (Maalox, Gaviscon), thuốc trị tiêu chảy (Motilium) hoặc trị nôn (Primperan), thuốc kháng sinh (Josacine, Zinnat), thuốc hạ sốt giảm đau (họ Ibuprofene và Paracetamol)...
Chất Parabens vẫn thường được sử dụng làm chất bảo quản trong 80% mỹ phẩm, nhiều loại thực phẩm và dược phẩm để chống nấm mốc phát triển và vi sinh vật có hại cho con người.
Cơ quan an toàn sức khỏe Pháp về các sản phẩm cho sức khỏe đang hợp tác cùng nhiều hãng dược để nghiên cứu về tính độc hại của chất bảo quản này. Kết quả nghiên cứu có thể được công bố vào tháng 11 tới. Về sự chậm trễ này, ông Vincent Gazin - trưởng nhóm nghiên cứu - giải thích: “Số 400 loại dược mỹ phẩm có chứa Parabens thuộc 80 hãng dược khác nhau”.
Thật ra ngay từ năm 2004, giới chuyên gia y tế của Anh đã lên tiếng cảnh báo khi họ phát hiện những chứng cứ cho thấy chất Parabens trong tế bào của nhiều phụ nữ ung thư vú. BBC cho biết vào thời điểm đó, các nhà khoa học đã lên tiếng kêu gọi các nhà sản xuất hóa mỹ phẩm của châu Âu nên xem xét lại việc sử dụng chất bảo quản này.
Tiến sĩ Philippa Darbre và các đồng nghiệp ở Đại học Reading đã đưa ra chứng cứ là các mẫu tế bào ung thư vú ở 20 người khác nhau đều có chứa Parabens. Xét nghiệm cho thấy chất Parabens đã tích tụ trong tế bào của những người này sau thời gian dài thẩm thấu qua da.
Ngay sau khi phát hiện này được công bố trên tạp chí Journal of Applied Toxicology - một tạp chí chuyên nghiên cứu về chất độc, tiến sĩ Philip Harvey, chủ biên của tạp chí này ở khu vực châu Âu, đã thẳng thừng yêu cầu nhà chức trách kiểm định các hóa chất tương tự Parabens được sử dụng trong các loại mỹ phẩm dùng ở vùng da dưới cánh tay.
Song lúc đó, một số ý kiến lại cho rằng kết quả nghiên cứu trên chỉ ở quy mô nhỏ và khuyến cáo cần có những chứng cứ khoa học thuyết phục hơn bằng việc mở rộng theo dõi và điều nghiên tác hại của Parabens cũng như các hóa chất khác.
Vấn đề càng gây chú ý hơn vào ngày 3-5-2011 khi Hạ viện Pháp nhanh chóng thông qua dự luật cấm sử dụng những chất có khả năng gây rối loạn nội tiết, trong đó có Phthalates và Parabens. Theo giải thích của dự luật, chất Parabens “bị nghi ngờ gây ung thư vú ở phụ nữ và nguy hại cho khả năng sinh sản của nam giới”.
Dự luật còn phải chờ Thượng viện Pháp thông qua mới chính thức có hiệu lực, nhưng nó đang làm rúng động giới dược phẩm Pháp cũng như các ngành công nghiệp liên quan vì phải nhanh chóng tìm chất bảo quản thay thế. Đó là chưa kể việc phải thu hồi các sản phẩm có chứa Parabens đang bán trên thị trường.
Trong khi chờ đợi một kết luận khoa học xác đáng từ các hiệp hội sức khỏe, người tiêu dùng đang lo ngại khi sử dụng những dược mỹ phẩm có nguy cơ chứa chất gây độc hại cho sức khỏe và họ đang bắt đầu lên tiếng...
“Các công ty hóa mỹ phẩm phải chịu trách nhiệm về chuyện tồi tệ này. Đây là thời điểm chúng ta cần chất vấn các công ty hóa mỹ phẩm vì sao họ đã làm chuyện tồi tệ này và đòi hỏi họ phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người tiêu dùng” - Lorraine, một người tiêu dùng ở Canada, đòi hỏi.
Báo Le Monde của Pháp ngày 23-5 đã gây chấn động với thông tin: 400 loại dược mỹ phẩm chứa Parabens, là thành phần chất bảo quản có khả năng gây ung thư vú và vô sinh ở nam.
Người tiêu dùng châu Âu lựa chọn mỹ phẩm tại một cửa hàng. Ảnh: tt-group.net.
Đáng nói là trong đó có nhiều mỹ phẩm cho trẻ em như kem dưỡng da chống nắng Biafine, nhiều loại xirô trị ho (Clarix, Codotussyl, Drill, Hexapneumine, Humex, Pectosan, Rhinathiol), thuốc trị đau dạ dày (Maalox, Gaviscon), thuốc trị tiêu chảy (Motilium) hoặc trị nôn (Primperan), thuốc kháng sinh (Josacine, Zinnat), thuốc hạ sốt giảm đau (họ Ibuprofene và Paracetamol)...
Chất Parabens vẫn thường được sử dụng làm chất bảo quản trong 80% mỹ phẩm, nhiều loại thực phẩm và dược phẩm để chống nấm mốc phát triển và vi sinh vật có hại cho con người.
Cơ quan an toàn sức khỏe Pháp về các sản phẩm cho sức khỏe đang hợp tác cùng nhiều hãng dược để nghiên cứu về tính độc hại của chất bảo quản này. Kết quả nghiên cứu có thể được công bố vào tháng 11 tới. Về sự chậm trễ này, ông Vincent Gazin - trưởng nhóm nghiên cứu - giải thích: “Số 400 loại dược mỹ phẩm có chứa Parabens thuộc 80 hãng dược khác nhau”.
Thật ra ngay từ năm 2004, giới chuyên gia y tế của Anh đã lên tiếng cảnh báo khi họ phát hiện những chứng cứ cho thấy chất Parabens trong tế bào của nhiều phụ nữ ung thư vú. BBC cho biết vào thời điểm đó, các nhà khoa học đã lên tiếng kêu gọi các nhà sản xuất hóa mỹ phẩm của châu Âu nên xem xét lại việc sử dụng chất bảo quản này.
Tiến sĩ Philippa Darbre và các đồng nghiệp ở Đại học Reading đã đưa ra chứng cứ là các mẫu tế bào ung thư vú ở 20 người khác nhau đều có chứa Parabens. Xét nghiệm cho thấy chất Parabens đã tích tụ trong tế bào của những người này sau thời gian dài thẩm thấu qua da.
Ngay sau khi phát hiện này được công bố trên tạp chí Journal of Applied Toxicology - một tạp chí chuyên nghiên cứu về chất độc, tiến sĩ Philip Harvey, chủ biên của tạp chí này ở khu vực châu Âu, đã thẳng thừng yêu cầu nhà chức trách kiểm định các hóa chất tương tự Parabens được sử dụng trong các loại mỹ phẩm dùng ở vùng da dưới cánh tay.
Song lúc đó, một số ý kiến lại cho rằng kết quả nghiên cứu trên chỉ ở quy mô nhỏ và khuyến cáo cần có những chứng cứ khoa học thuyết phục hơn bằng việc mở rộng theo dõi và điều nghiên tác hại của Parabens cũng như các hóa chất khác.
Vấn đề càng gây chú ý hơn vào ngày 3-5-2011 khi Hạ viện Pháp nhanh chóng thông qua dự luật cấm sử dụng những chất có khả năng gây rối loạn nội tiết, trong đó có Phthalates và Parabens. Theo giải thích của dự luật, chất Parabens “bị nghi ngờ gây ung thư vú ở phụ nữ và nguy hại cho khả năng sinh sản của nam giới”.
Dự luật còn phải chờ Thượng viện Pháp thông qua mới chính thức có hiệu lực, nhưng nó đang làm rúng động giới dược phẩm Pháp cũng như các ngành công nghiệp liên quan vì phải nhanh chóng tìm chất bảo quản thay thế. Đó là chưa kể việc phải thu hồi các sản phẩm có chứa Parabens đang bán trên thị trường.
Trong khi chờ đợi một kết luận khoa học xác đáng từ các hiệp hội sức khỏe, người tiêu dùng đang lo ngại khi sử dụng những dược mỹ phẩm có nguy cơ chứa chất gây độc hại cho sức khỏe và họ đang bắt đầu lên tiếng...
“Các công ty hóa mỹ phẩm phải chịu trách nhiệm về chuyện tồi tệ này. Đây là thời điểm chúng ta cần chất vấn các công ty hóa mỹ phẩm vì sao họ đã làm chuyện tồi tệ này và đòi hỏi họ phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người tiêu dùng” - Lorraine, một người tiêu dùng ở Canada, đòi hỏi.