PDA

View Full Version : Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa (Cnaphalocrocis medinalis Guenee)


lyt.thanh04
20-03-2015, 02:11 PM
* Ưu điểm:
- Dễ áp dụng, không tốn kém, phù hợp với trình độ của người dân
- Không ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và động vật nuôi
* Nhược điểm:
- Khi sâu phát sinh thành dịch thì biện pháp thủ công tiến hành chậm, ít hiệu quả hơn biện pháp phòng trừ hóa học
- Các bẫy bả như bẫy ánh sáng, bẫy thức ăn làm tiêu diệt nhiều loài côn trùng có ích. Vì vậy chỉ nên sử dụng vào một số ngày theo sự chỉ đạo.
* Những công việc cụ thể:
- Dùng sức người, dụng cụ để ngăn chặn, tiêu diệt sâu hại: Cắt, nhổ bỏ cành, cây bị hại. Bóc lá mía để ngăn chặn sự phát triển của rệp mía, dùng lược chải sâu cuốn lá lớn hại lúa
- Dùng bẫy ánh sáng: Tiêu diệt con trưởng thành sâu đục thân lúa, sâu cuốn lá nhỏ. Chỉ sử dụng bẫy trong điều kiện tối không có ánh trăng, không có gió mạnh.
- Dùng các loại bả độc: Mỗi loài côn trùng có tính mẫn cảm với mùi vị thức ăn nhất định, dựa trên cơ sở đó con người tạo ra các loại bẫy bả độc có mùi vị khác nhau nhằm quyến rũ trưởng thành để tiêu diệt. Ví dụ bả chua ngọt gồm: 4 phần mật mía + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước + 1 % hoá chất gây độc để diệt sâu Diệt ruồihiệu quả (http://xn--dvditcntrng-7eb2et693d.vn/?p=11). Ngoài ra còn dùng bả mùi thơm hoa quả, bẫy Pheromon để bắt trưởng thành đực...
- Dùng nhiệt độ: Bằng cách tăng cao hoặc hạ thấp nhiệt độ làm cản trở sự sinh trưởng của sâu nhưng không làm ảnh hưởng đến cây trồng hoặc sản phẩm nông nghiệp. Ví dụ: Nhúng dễ cam non vào nước nóng nhiệt độ 52oC trong 10 phút rồi để nhiệt độ giảm dần có thể tiêu diệt được rệp.
- Dùng ẩm độ: Điều chỉnh ẩm độ môi trường hoặc lượng nước trong thức ăn của sâu hại. Ví dụ: Một số loại mọt không thể sống trong hạt có ẩm độ hạt
- Dùng tia phóng xạ: Dùng tia X để phát hiện sâu hại trong nông sản, tia g để gây bất dục côn trùng đực.
3.3. Sử dụng giống chống chịu sâu hại
* Ưu điểm:
- Giảm chi phí cho người sản xuất
- Không gây ô nhiễm môi trường
- Không bị ảnh hưởng của thời tiết
- Phòng chống sâu hại ngay trong giai đoạn hạt giống
* Nhược điểm:
- Thời gian tạo ra giống chống chịu sâu hại dài, nhưng dễ mất tính kháng sâu do sâu hình thành nòi sinh học mới (biotyp). Không nên trồng giống kháng > 70 % diện tích gieo trồng ở mỗi nơi trên từng vụ.
- Giống có đặc tính chống sâu cao thường có chất lượng trung bình, hoặc không thỏa mãn người tiêu dùng.
- Mỗi giống chỉ chống chịu được với một loài sâu hại nhất định do vậy khi gieo trồng phải có biện pháp đối phó với các loài sâu hại khác.
* Các công việc cụ thể:
- Dựa trên giống chống chịu sâu hại, người sản xuất chỉ nên sử dụng trong cơ cấu giống khoảng 60-70 %, còn lại trồng giống nhiễm để ngăn cản sự xuất hiện nòi sinh thái của sâu hại.
- Cần sử dụng giống chống chịu phối hợp với các biện pháp khác.
- Tính chống chịu di truyền là bản chất di truyền trong cây được thể hiện:
+ Tính chống chịu ngang (chống chịu đa gen). Kiểu này có tác dụng với nhiều nòi sinh thái, do đó nó tương đối ổn định trong một khoảng thời gian dài Dịch vụ diệt chuột hiệu quả, an toàn (http://xn--phongthytoday-o72g.vn/?p=1398). Tuy nhiên tính chống chịu ngang không đạt được mức kháng cao mà chỉ ở mức kháng vừa hoặc biểu hiện ở tính chịu đựng (Tolerance)
+ Tính chống chịu dọc do một hoặc một vài gen quyết định. Kiểu gen này thường có mức kháng cao nhưng chỉ với vài nòi sâu hại. Tính chống chịu không bền vững.
[/i][/i][/i][/i][/i][/i][/i]