PDA

View Full Version : Trẻ em có nên lấy cao răng không


hoahoa93
05-07-2016, 10:34 PM
Cao răng hình thành do việc vệ sinh răng miệng do thói quen ăn uống hằng ngày và vệ sinh răng miệng không tốt. Các loại thức ăn có độ dính và ngọt, khi không được vệ sinh chúng những vụn thức ăn này bám dính lâu ngày trong các kẽ nhỏ của răng sẽ kết hợp với vi khuẩn. Dưới sự tác động chuyển hóa của các loại axit có trong nước bọt và axit có trong đồ ăn sẽ biến thành những mảng bám vững chắc trên mặt răng, gọi là cao răng.

Cao răng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn hoạt động, gây hại cho răng miệng của trẻ, gây nên bệnh lý sâu răng, viêm nhiễm nướu, viêm nha chu, chảy máu răng, khiến răng yếu dần, mất răng, ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Ngoài ra cao răng còn dễ dẫn đến đến tiêu xương gây mất thẩm mỹ, làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, khiến trẻ sụt kí. Cao răng còn gây ra viêm tuỷ ngược dòng. Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng: viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm amidan, viêm họng…Chính vì những nguy hại đó nên việc lấy cao răng cho trẻ em là rất cần thiết.
Lấy cao răng cho trẻ em

Cao răng gây ra những bệnh lý răng miệng như viêm nướu, chảy máu chân răng, sâu răng…do đó việc lấy cao răng cho trẻ em là rất cần thiết
Lưu ý khi lấy cao răng cho trẻ em

Về kỹ thuật lấy cao răng (http://nhakhoaminhchau.com/lay-cao-rang-co-loi-ich-gi/) cho trẻ em cũng không khác gì với người lớn. Tuy nhiên việc lấy cao răng cho trẻ em nghĩ có vẻ đơn giản nhưng thực ra lại rất phức tạp. Vì trẻ em rất nhạy cảm và dễ hoảng sợ nên không chịu hợp tác với bác sĩ khiến cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Chăm sóc, khám và điều trị các bệnh về răng cho trẻ nói chung và lấy cao răng nói riêng là một việc làm rất quan trọng để giúp hàm răng của trẻ phát triển bình thường do đó bác sĩ cần hết sức nhẹ nhàng, khéo léo để trẻ đồng ý cho nha sĩ tiến hành điều trị. Nơi điều trị nha khoa an toàn cho trẻ các dụng cụ và thiết bị phải được tiệt trùng nghiêm ngặt để tránh tình trạng chảy máu, nhiễm trùng.
Cao răng rất dễ quay trở lại, nhất là đối với trẻ. Do đó sau khi lấy cao răng cho trẻ em bạn nên dặn dò trẻ, vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa lấy sạch mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng. Ngậm nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Kiểm tra răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để lấy cao răng thường xuyên.

Xem thêm : Lấy tủy răng (http://nhakhoaminhchau.com/quy-trinh-lay-tuy-rang-nhu-nao/) Trồng răng (http://nhakhoaminhchau.com/cay-ghep-implant/)