Chợ thông tin Mắt kính Việt Nam (LOST)

Trở lại   Chợ thông tin Mắt kính Việt Nam (LOST) > Trung tâm thương mại > Phụ kiện thời trang
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 10-09-2012, 09:02 AM
dangquang1 dangquang1 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 28
Mặc định Thương hiệu kính… làng

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Người đi đường quen miệng gọi là “kính vỉa hè”, còn những ai biết chút ít về nó thì gọi là “kính Lịch Động”. Đó không phải là một thương hiệu kinh mat như người ta thường nghĩ. Nó là một cách gọi để chỉ một ngôi làng vùng đồng bằng Bắc Bộ đã sản sinh ra “thương hiệu” kính làng từ hàng trăm năm nay…


Vài ba năm trước, Hà thành không hiếm hình ảnh những tủ kính 2 ngăn, dạng đứng có lắp bánh xe dưới đáy, “ngồi chồm hỗm” trên vỉa hè, ven các ngã ba, ngã tư, các khu chợ Mơ, Mai Động, Pháp Vân… Anh thanh niên mặc áo phông, quần bò mài, giày cao cổ, tóc dài và cặp kính đen ôm kín khuôn mặt đứng “tiếp thị” bên cạnh. Trong tủ cơ man nào là kính, đủ các loại về màu sắc, hình dáng, chất liệu, kích cỡ… “Dân kính” gọi thời kì này là thời kì “hoàng kim”, công việc làm ăn thuận lợi, nhiều người đã tậu xe, xây nhà, có vốn lớn để mở cửa hàng, cửa hiệu không còn phải chịu cành “chợ trời”, cũng có người rẽ lối quay lưng tìm sang nẻo làm ăn khác…

Mấy năm gần đây, không chịu được sự “o ép” của các cửa hàng, cửa hiệu, “kính tủ” không còn đất ‘dung thân”. Và cũng để tránh lực lượng công an, cảnh sát giao thông, dân buôn kính đã tìm sang một hình thức mới: vỉa hè. Một mảnh ni-lông trải trên mặt đất, một hòm kính và một chiếc xe “cà-tàng”, trang bị thêm một ít “phụ tùng” bịt kín mặt chỉ hở đôi mắt, người buôn kính có thể yên tâm ngồi ở bất cứ con đường nào để “hành sự”. Thoáng thấy bóng dáng cảnh sát, bốn đầu vải nhựa được túm lại gọn ghẽ trong chiếc hòm nhỏ, đợi công an đi khuất “cửa hàng” lại được bày bán, ‘bình yên” như không có gì xảy đến… Càng ngày dân buôn kính càng tìm về các con đường đầy bụi, chạy xa hẳn các con lộ nội thành. Có lẽ, đặt trong đúng môi trường mới là cách thức quảng cáo hiệu quả nhất cho công dụng chống bụi của kính!
Một thời gian, Hà Nội rộ lên với những đợt kính giá “siêu rẻ”: 5.000đ cho một cặp kính đeo mắt hợp thời trang, mẫu mã và kiểu cách không khác gì những chiếc kính Hàn Quốc, Pháp, Italia… giá từ vài trăm đến vài triệu đồng/chiếc nằm trong các ngăn tủ đài các trong cửa hàng có treo biển hiệu. Đeo vào mắt hay gài lên ngực áo đêù mang lại cho chủ nhân của nó một vẻ đưòng bệ, phong trần mà mấy ai biết được đó là kính…5000đ.

Bị hấp dẫn vì giá rẻ, không ít người cũng vì thoả mãn tính tò mò mà cũng “nhắm mắt đưa tay” mua thử, nhưng rồi họ cũng chỉ mang nó một lần duy nhất rồi nhanh chóng “ném đi cho khuất mắt”. Chỉ một thời gian ngắn, kính bị cong vênh hoặc bung mắt, gãy gọng, đeo vào nhức mắt, giảm thị lực rõ rệt… Và gốc gác của “loài kính lạ” cứ treo lơ lửng trên đầu của những kẻ tò mò chỉ biết ấm ức giận “thương gian” …lừa đảo.

Siêu thị… kính làngQua khỏi cầu Bo, theo lời mách bảo, chúng tôi được biết Lịch Động còn cách chừng 10km. Vậy mới biết “tiếng tăm” của làng đã cồn lên hàng tỉnh.

Dọc đoạn đường vào làng chưa tới 1 cây số, 3-4 đại lý kính đã trưng biển hiệu, gương lát bốn phía, sáng choang. Đâu đó tiếng máy mài xoèn xoẹt và tiếng trẻ con nô đùa suồng sã.


[TABLE="align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]


Tôi bạo gan vào một ngôi nhà ven đường, thật may mắn “xưởng kính” đang làm việc. Gần chục em nhỏ đang mải mê với kìm, tuốc-nơ-vít và ngổn ngang gọng kính, mắt kính… Từng bó gọng kính mạ đồng vàng choé, tiếng kìm bẻ thuỷ tinh sào sạo. Anh T - chủ nhà vẫn mải mê với chiếc mắt kính đang mài dở: “Mua kính buôn hả, chú tìm đúng địa chỉ rồi đấy!”.

Câu chuyện được đẩy đưa: “Chú có bao nhiêu vốn, định mở tủ hay mở sạp, buôn kính hạ giá hay kính gọng? Loại nào cũng có, tha hồ chọn...”. Thấy tôi còn chưa kịp nói, chị V - vợ anh đã đon đả: “Em cứ yên tâm, lấy kính tận gốc như thế này bán kiểu gì cũng có ăn. Người ta xây nhà, tậu xe... từ nghề này cả”. Rồi anh bày cho tôi cách làm ăn: “Chú nên đóng một hộp kính có giá kiểu tủ thuốc lá, mang ra mang vào cho tiện, không mất thời gian dọn hàng. Mà như thế kính được bảo quản tốt, không xây xước hay bong nhãn mác, lại chạy công an dễ... Loại tủ này chỉ Lịch Động mới đóng được. Bán vỉa hè kiểu trên Hà Nội kính mau hư và nhanh xuống mã... Chỉ cần bỏ ra vài trăm bạc làm vốn là chú có một cửa hiệu ra trò, tha hồ mà hốt bạc thiên hạ...”.

Nghề kính Lịch Động có từ xa xưa, ước cũng chừng trăm năm có dư. Mắt kính, gọng kính được nhập từ Trung Quốc với giá khó có thể tin được: tất cả đều được bán theo lô. Có hai dòng kính: dòng kính chợ, 1.500-2.000đ/ cặp mắt; 4.000-5.000đ/gọng. Vị chi, một chiếc kính thành phẩm trị giá xấp xỉ chục ngàn đồng. Dòng kính “cao cấp” giá có nhỉnh hơn: 25.000 - 30.000đ/cặp mắt; 30.000-40.000 đ/gọng. Mác, nhãn hiệu, giá… được dán sau cùng.

Từ những thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Solex, Okey, Ray-ban, kính “Kơn”… cho tới những nhãn mác lạ hoắc: Hua Fang, Huida, Gokon, Shengmyia… Gần đây, thợ kính Lịch Động có thêm công nghệ “bắn” chữ chìm trên mắt thuỷ tinh, tinh xảo đến mức “dân chơi” cũng không thể phân biệt được với hàng hiệu “xịn”.

Lịch Động không phải là nơi sản xuất kính, chỉ thực hiện công đoạn nắn, mài, lắp... thành những cặp kính hoàn chỉnh, sau đó đổ cho những người bán lên nằm vùng ở khắp các tỉnh, hoặc tự mang lên Hà Nội bán theo kiểu “mua tận gốc, bán tận ngọn”. Những chiếc kính sau khi lắp trông “sang” không thua gì kính “xịn”. Dân buôn kính có thể “nhìn mặt khách” mà “bắt túi tiền”. Cho nên một chiếc kính có thể “thượng vàng” lên vài ba trăm ngàn, nhưng cũng có thể “hạ cám” xuống chỉ 15-20 ngàn. Trung bình một ngày, một xưởng lắp kính có thể cho ra đời từ 4-5 trăm cặp kính, lực lượng lao động chủ yếu là những em nhỏ.

Công đoạn dán nhãn, mác được thực hiện sau cùng. Một thực tế của làng là hầu hết đàn ông, con trai đều duy trì nghiệp kính, rồi truyền từ đời này sang đời khác, cha sang con, anh sang em... như một nghề gia truyền. Lợi nhuận từ việc buôn kính, sản xuất kính làm so với nghề nông gấp quá nhiều lần nên không mấy nhà mặn mà với công việc cấy cày, đồng áng. Thanh niên học xong cũng chỉ nhấp nhổm muốn đi buôn kính. Thành thử, đi đến đâu cũng có thể gặp người Lịch Động và kính Lịch Động. Và Lịch Động trở thành làng chuyên đi ăn cơm thiên hạ, những ngày ở nhà chỉ có thể là những ngày Tết, còn lại là cảnh tha hương nơi quê người.


Từ “thợ” lên “thầy”

“Thợ kính” ở đây, đơn thuần là những người thực hiện công đoạn mài mắt kính, ráp vào gọng, vặn ốc vít và dán tem cũng như giá tiền lên kính. Lịch Động hiện có hơn chục hộ lắp ráp kính tại nhà, còn đại bộ phận đều thực hiện vai trò “phân phối” ra thị trường. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai khu vực tập trung nhiều nhất các thương nhân kính.

Khi đã có tay nghề, kinh nghiệm cộng thêm số vốn không nhỏ, người ta mở tiệm to tại các đô thị. Những “ông thợ” này từ việc buôn bán kính mắt, nâng cấp lên “kính thuốc”, nghĩa là thảy những ai bị cận, loạn, viễn thị đều có thể mua được kính thuốc từ cửa hàng. Từ “thợ” lên “thầy” dễ đến không tưởng! Người ta bỏ vốn mua máy đo thị lực, trực tiếp đo cho khách hàng.

Những năm trước, việc kiểm tra độ sáng của mắt được thực hiện bằng thao tác thủ công: cho “người bệnh” đọc các chữ E xuôi, E ngược được bố trí theo kích cỡ nhỏ dần, rồi kết quả “sác xuất” ngẫu nhiên ấy, thợ kính đưa ra chỉ số cận và hoàn tất sản phẩm.

[TABLE="align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]


Cái sự “tiện” ấy đã khiến người ta “bỏ qua” không cần phải đến gặp những bác sĩ chuyên khoa mắt. Tất nhiên, kết luận ấy không hoàn toàn sai, nếu có sai số thì cũng chỉ là rất nhỏ. Nhưng, chẳng mấy ai để ý đến cái tầm quan trọng của “cửa sổ tâm hồn” của mình. Họ hồn nhiên đến dễ dãi đặt cả đôi mắt mình cho thợ kính. Chưa nói tới ảnh hưởng từ chất liệu của các cặp kính mắt, những yêu cầu kỹ thuật như tâm mắt so với tâm kính, thời gian sử dụng kính (đối với những người mắc bệnh về mắt) trong một ngày, chẳng “ông thầy” nào được học qua trường lớp. Người ta được tự do buôn kính (đó là quyền tất yếu!), nhưng người ta cũng được tự do hành nghề đo mắt để bán kính thuốc. Chẳng mấy cơ quan nào đặt ra yêu cầu đối với những cửa hàng cung cấp dịch vụ kính thuốc! Và khách hàng của ta cũng dễ dãi trong khoản này. Cho nên, nhất nhất những cửa hàng kính đều kiêm luôn cái công việc của các chuyên gia về mắt một cách hồn nhiên!


Một người dân trong làng cho biết: có thể chắc chắn đến 90% các cửa hiệu kính lớn trên Thành phố Thái Bình, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đều là thợ Lịch Động. Cái thời kính vỉa hè đối với Lịch Động đã xa rồi. Bây giờ, thợ kính Lịch Động ai cũng làm ăn lớn. Họ thuê cửa hàng to tại các trung tâm dân cư, gần trường học để kinh doanh. Tất nhiên, lợi nhuận thu được cũng tỷ lệ thuận với số vốn bỏ ra đầu tư. Một năm, một cửa hàng kính có doanh thu hàng trăm triệu đồng. Người ta có thể sống dư giả với nghề kính. Nhiều “đại gia” trong các dịp lễ tết, giỗ chạp… “đánh” cả xe “bốn bánh” về tận làng. Cho nên, Lịch Động là làng giàu có tiếng của tỉnh lúa Thái Bình.

Vĩ thanh

Về Thái Bình, nhắc đến Lịch Động là nhắc đến một ngôi làng nổi tiếng với nghề kính đặc trưng, thợ kính Lịch Động tài hoa và khéo tay, nhìn mặt khách là có thể biết được nên đeo loại kính gì, kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu ra sao; nhưng người ta cũng nhắc tới một Lịch Động mà tới đại bộ phận dân làng đều đi ăn cơm thiên hạ, kiếm tiền như nước từ nghề kính.

Với mức “đầu vào” rẻ bèo như thế, nhưng khi đã đưa nó vào trong cửa hiệu khó ai có thể tin được giá trị của nó được nhân lên cỡ ấy. Lợi nhuận cao ngất của việc bán kính đã hấp dẫn thanh niên trong làng. ai cũng muốn làm giàu một cách nhanh nhất. Bây giờ, khi buôn kính mang lại “siêu lợi nhuận”, người dân vùng khác cũng “cất hàng” từ Lịch Động để bán ven đường. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là làm ăn kiểu “buôn thúng bán mẹt” so với thợ kính gốc Lịch Động. Họ chỉ biết mua vào-bán ra chứ “nghiệp vụ” mài - sửa - đo mắt cận, viễn, loạn… không thể bắt chước được.

Một câu chuyện đã được dân Lịch Động giữ lại để kể cho nhau nghe như một chuyện cười: một anh chàng buôn muối đến làng rao bán bị một chú bé bán cho cặp kính đen với giá cắt cổ tương đương 20 ngàn và 2 yến muối “các” thêm, trong khi giá trị thực của cặp kính vào thời điểm lúc bấy giờ chỉ là… 2 ngàn đồng.

Không ít người mua sau khi biết mình bị “hớ” đã tự nhủ “quyết không bước vào quầy kính sạp lần thứ hai”. Còn với dân buôn kính, với họ lời biện minh cho mình là “phi thương bất phú”, đã buôn bán thì phải có sự nói cao, nói thách, những ai không hiểu, dễ tin thì phải chấp nhận, coi như là “chi phí” cho một lần để có kinh nghiệm.

Đem niềm thắc mắc hỏi T, anh khẳng định: “Tất cả đều từ đây mà ra, từ kính “ngồi” vỉa hè cho đến kính “ngồi’ trong quầy trong sạp. Chẳng qua chỉ là sự khác nhau về chỗ ngồi, về đồng vốn buôn mà thôi”. Anh cho biết thêm: “Với Lịch Động, lắp kính là một nghề truyền thống từ cha ông để lại. Người Lịch Động kiếm sống bằng mồ hôi, công sức chứ chẳng đi lừa đảo ai. Còn những chuyện gian thương đồn thổi là có thật nhưng nó chỉ là những mánh khoé của những kẻ ăn xổi ở thì, chẳng thể bám trụ với nghề kính được lâu…”.

Chuyện kính vỉa hè Hà Nội từ lâu vẫn là niềm nghi ngờ của nhiều người, là “vết ố” đối với những người làm ăn lương thiện. Song, ở đời “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”, nó không chỉ đơn thuần là một thứ phụ trang cho khuôn mặt mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người, là lương tâm của những người buôn kính… Chỉ có những người dân làng kính và những cặp kính mới có thể trả lời cho câu hỏi đầy day dứt ấy…

Di Linh
Tag: Thiết kế website - Nail - Kinh Mat - Gạch block tự chèn - Volkswagen tiguan 2012 - Volkswagen cc 2012 - hotel in hanoi - Vẽ móng nghệ thuật - Dạy nghề Nail
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:31 PM



Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.