#1
|
|||
|
|||
Nhảy dù - Câu lạc bộ Hàng không Việt Nam
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH DÙ. I. Lịch sử phát triển dù trên thế giới Khái niệm: Dù là một phương tiện dùng để đưa người và vật từ trên cao xuống tiếp đất an toàn. Đã từ lâu loài người mơ ước bay trên không như các loài chim và sau đó xuống tiếp đất nhẹ nhàng, an toàn. Thực tế cho thấy các nhà bác học đã chế tạo ra: Khinh khí cầu, các loại máy bay, tàu vũ trụ, các vệ tinh... và các loại dù từ đơn giản đến hiện đại như ngày nay bao gồm dù thả hàng, dù bảo hiểm cho người, dù cho các máy bay và vũ trụ cũng như dù thể thao. Năm 1036 ở Trung quốc trong một ngày hội lớn có một người đã dùng ô nhảy từ trên cao xuống tiếp đất an toàn. Đến 200 năm sau (năm 1236) một nhà bác học và là một hoạ sỹ: Lêonađơvanhxy nghiên cứu đến việc làm giảm sức chạm đến cơ thể người nhảy dù từ trên cao xuống đất, ông đã vẽ một hình mẫu dù và chỉ ra rằng: chiếc dù này có vòm dù cấu tạo bằng vải thô, dùng nó con người có thể nhảy được ở các độ cao an toàn. Lịch sử phát triển chiếc dù từ đó. Năm 1617 một người Hung ga ri đã nhảy thí nghiệm dù của Lêonađơ vanhxy an toàn. Năm 1777 hai anh em Mông-goa-Phie người pháp đã nghiên cứu chế ra một loại dù mới có đường kính 2,5m gồm 12 dây liên kết với một giỏ lớn để treo người. Cũng trong thời gian này nhà bác học Pháp: Lê- Noóc-Man đã chế ra một kiểu dù có vòm dù rộng và nhảy thí nghiệm từ đài khí tượng Moa-Phê-li-e ở Pháp xuống chạm đất an toàn. Những chiếc dù được ra đời như thế nhưng việc phát triển và cải tiến dù trong thời kỳ này rất chậm. Đến thời kỳ khinh khí cầu là công cụ Hàng không đầu tiên của loài người xuất hiện đã thúc đẩy việc nghiên cứu cải tiến dù để bảo hiểm cho người đi khinh khí cầu được nhiều nhà bác học trên thế giới chú ý đến. Năm 1784 Bô-Nam-Sa-Rô đã chế tạo ra khinh khí cầu và dù. Cuối năm đó chính chiếc dù 7 m đã cứu sống Bô-Nam-Sa-Rô thoát chết khi khinh khí cầu bị hỏng ở độ cao 500m. Ngày 22.10.1797 Ga-Nha-Ren người Nga nhờ dù đưa xuống đất an toàn khi khí cầu bị hỏng. Đến thời kỳ máy bay phát triển, để có bảo hiểm cho phi công, người đi trên các loại máy bay. Việc nghiên cứu và cải tiến dù càng trở lên cấp thiết, dù mở nhanh, tôt đưa người xuống đất an toàn, đó là mục tiêu của các nhà bác học nghiên cứu, phát minh về dù. Mãi đến thế kỷ 20 việc nghên cứu, cải tiến dù mới tương đối đạt kết quả. Ca-chen-nhic-côp một sỹ quan pháo binh người Nga đã phục viên. Nhà phát minh thiên tài về dù, đã nghiên cứu chế tạo ra kiểu dù ( Đưa lên không bằng một cái diều và thả xuống bằng người gỗ, chiếc dù đã làm việc tốt). Năm 1911 Ca- chen- nhic-cốp đựơc cấp bằng chứng nhận phát minh dù của mình. Chiếc dù này có tên là PK-1: Diện tích 12m2, có 12 dây dù và hệ thống dây đeo. 9.1912 dù PK-1 được nhảy lần đầu tiên trên máy bay xuống tiếp đất an toàn đến năm 1917 Anh và Đức chế được hình mẫu dù có nhiều túi. 4.1919 Lec-Li-Rơ-Vin người Mỹ đã tiến hành nhảy dù tự mở bằng tay do chính ông chế tạo ra thành công, sau đó chiếc dù này được sử dụng nhiều trong quân đội mỹ và các nước tư bản xong cấu tạo dù cơ bản dập khuôn như dù PK-1 của Ca- chen- nhic-cốp. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu, các phi công Nga đấu tranh bắt buộc chính phủ nga phải tổ chức sản xuất dù PK-1 để bảo hiểm cho người đi trên khinh khí cầu và máy bay. Ngày 26/8/1914 Ca- chen- nhic-cốp đựơc gọi về chế tạo dù PK-1 để trang bị cho phi công lái máy bay ném bom. Kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, việc sản xuất dù PK-1 lại bị đình chỉ, tướng tá Nga Hoàng không muốn trang bị dù cho phi công. Chúng sợ khi gặp nguy hiểm phi công nhảy dù bỏ máy bay. Chúng coi thường tính mạng của phi công. Cách mạng tháng 10 Nga thành công. Ngành Hàng không ơ Nga được phát triển nhanh chóng. Yêu cầu việc cải tiến và sản xuất dù để bảo hiểm cho phi công càng được chú trọng hơn chế độ cũ gấp nhiều lần. Tài năng của Ca-chen-nhíc-cốp có điều kiện được phát huy. Ca-chen-nhíc-cốp đã được tặng thưởng huân chương sao đỏ vì đã cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp phát minh, chế tạo ra các loại dù. Năm 1930 chế tạo ra dù PD-47. năm 1953 sản xuất dù D-1 diện tích 82,5m2; trọng lượng 16,5 kg. - 9/6/1931 một phi công lái máy bay chiến đấu Tb-1 đã nhảy dù trên mô hình xuống an toàn - 9/8/1931 phụ nữ nga là Phe-nô-rốp-va và Chi-r-cốp đã nhảy dù tự mở thành công trở thành các nữ nhảy dù đầu tiên của nước Nga. 25/12/1932 Ép-đô-ki-mốp nhảy dù ở độ cao 1200m rơi tự do 12s = 600m mới mở dù. 2/8/1933 Ép-đô-ki-mốp nhảy ở độ cao 6900m rơi tự do 15s. Trong những năm 1933 toàn bộ kỷ lục thế giới về nhảy dù rơi tự do ở các độ cao khác nhau không trang bị ô xy đều do vận động viên người Nga đạt được. Tiếp theo đó một loạt các kiểu dù lần lượt được ra đời: dù bảo hiẻm cho phi công, dù giảm tốc cho máy bay, dù đổ bộ, dù thể thao, dù thả hàng, dù đưa những khoang tầu vũ trụ trở về trái đất. Chiếc dù ngày càng được cải tiến hoàn chỉnh trang bị cho ngành hàng không và bộ đội nhảy dù. II. Sự phát triển dù ở Việt Nam 1. Sự trưởng thành và phát triển của ngành dù Việt nam Đất nước ta do điều kiện nghèo nàn lạc hậu suốt những năm dài chiến tranh. Nền công nghiệp chưa phát triển nên khí tài dù hầu hết được sự giúp đỡ viện trợ của nước ngoài hoặc mua bằng ngoại tệ. Vì vậy việc trang bị cho ngành dù còn rất nhiều hạn chế. Do đó khi Không quân được thành lập mới chỉ có dù bảo hiểm cho phi công và dù giảm tốc cho máy bay phản lực quân sự. * Những chiến sỹ đổ bộ đường không đầu tiên của việt nam : Sự kiện và nhân chứng số 60 (12/98) trang 6: Những chiến sỹ đổ bộ đường không đầu tiên của việt nam gồm 7 chiến sỹ nhảy xuống vùng đất Việt Nam cuối năm 1944 đầu 1945: Lê Giản, Hoàng Đình Long, Dương Công Hoạt, Hoàng Hữu Nam, Trần Hiệu, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Minh. 7 người bị Pháp bắt giam tại ma- đa- gat- ca từ năm 1941. Chiến tranh thế giới lần thứ hai biến đổi nhanh chóng có lợi cho phe chống Đức, Ý, Nhật. Bộ Tư lệnh chọn 7 người này huấn luyện nhảy dù trong thời gian 3 tháng thả vào Việt Nam. Họ đã nhảy dù thành công và sử dụng máy móc thông tin để liên lạc. Chuyến nhảy dù của họ là độc nhất vô nhị trong lịch sử Cách mạng Việt Nam. Ngoài ra còn thực hiện thả dù hàng (lương thực, thuốc men, vũ khí đạn dược...) chi viện cho chiến trường và cấp cứu nhân dân vùng bị bão lụt có hiệu quả rất cao. 24/2/1960 Cục trưởng Cục Không quân ra quyết định số 133/QĐ thành lập đại đội nhảy dù trực thuộc Phòng Tham mưu, quân số 70 người biên chế thành 2 trung đội và đại đội bộ. 1959 - 1960 Không quân đã sử dụng máy bay thả 60 tấn hàng đạt tỷ lệ trúng đích kịp thời chi viện cho các đơn vị mở đường trường sơn, những tháng đầu năm 1968 nhu cầu chi viện khí tài vật chất, lương thực thực phẩm, vũ khí để bảo đảm cho cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1968... 6/1976 đội huấn luyện dù của Quân chủng PK-KQ được thành lập với nhiệm vụ đào tạo giáo viên dù và chủ nhiệm dù cho các Trung đoàn không quân. Tháng 10/1979 đội huấn luyện dù của Quân chủng Không quân được thành lập, đào tạo 10 đồng chí. Đến nay đã đào tạo được 7 khoá giáo viên dù và nhiều khoá nhân viên kỹ thuật dù hàng không. 2. Tham gia các hoạt động khác. - Tổ chức nhảy dù cho Câu lạc bộ Hàng không Phía bắc và Phía Nam. - Nhảy dù biểu diễn kỷ niệm các ngày lễ lớn: + 22/12/1980 nhảy dù ở Hồ tây (xuống nước) + 1992 nhảy dù ở sân vận động Thái Nguyên (ngày hội văn hoá các dân tộc) + 1994 nhảy dù ở công viên Lê Nin nhân ngày quốc phòng toàn dân (xuống nước) + Tham gia đóng phim: tiếng súng cánh đồng chum (1982), Điện Biên Phủ (1991), Hoa ban đỏ (1994). + Tham gia thi đấu ở nước ngoài: năm 1964 thi đấu ở Tiệp kết quả 9/13, 1981 thi đấu ở Hung Ga Ri kết quả 8/11. SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ Quá trình hình thành và phát triển của CLBHK phía Bắc Ngày 3/3/1955, Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký quyết định số 15/QĐA thành lập Ban Nghiên cứu Sân bay. Đây là bước chuẩn bị cho sự ra đời lực lượng Không quân và là bước đi phù hợp với tình hình, khả năng của đất nước lúc bấy giờ. Cuối năm 1956, Bộ quốc phòng quyết định thành lập CLB HK Việt Nam tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng), hình thành cơ sở đầu tiên đào tạo lực lượng dự bị của không quân. CLB HK được giao nhiệm vụ tổ chức các lớp huấn luyện kỹ thuật hàng không. Từ năm 1965 đến 1975, hoạt động của CLB HK bị gián đoạn vì miền Bắc phải tập trung lực lượng cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, trước yêu cầu tăng cường nền Quốc phòng toàn dân của đất nước, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng trong tình hình mới. Với tầm nhìn chiến lược, Bộ quốc phòng đã có Quyết định 656/QĐ-QP về việc thành lập các Câu lạc bộ thể thao kỹ thuật quốc phòng trong đó có giao nhiệm vụ cho Quân chủng Không Quân thành lập CLB HK với 2 bộ môn chính là: Nhảy dù và Mô hình Hàng không. Ngày 20/12/1980 Tư lệnh Quân chủng Không Quân có Quyết định thành lập Ban chỉ đạo GDQP HK, trưước mắt trực tiếp phụ trách các CLB HK trên cơ sở các đồng chí đã đưược đi học Đô-xép của Liên- xô năm 1980. Đến đầu năm 1989 đã hình thành thêm bộ môn bay, nhưng ngay sau đó bộ môn này giải thể vì Liên xô tan rã không còn nguồn viện trợ máy bay. Đầu năm 1993 sau khi tiếp thu 08 máy bay PO-6 từ binh chủng Đặc Công và được biên chế 03 phi công, 03 thợ máy, Quân chủng PK-KQ có Quyết định thành lập tổ bay rồi phi đội PO-6 trực thuộc CLB HK. Đến năm 1997, CLB HK lại đưược biên chế thêm 01 máy bay CHE-22. Như vậy, cùng với bộ môn nhảy dù, bộ môn mô hình hàng không, CLB HK đã hình thành thêm bộ môn bay máy bay siêu nhẹ. Tính từ năm 1980 đến nay, CLB HK đã tổ chức được 60 lớp dù, 30 lớp mô hình, thực hành nhảy dù được hơn 2000 lượt người, an toàn tuyệt đối. Năm 2001, 2002 đã tổ chức Hội thi mô hình máy bay điều khiển VTĐ toàn Quân chủng và toàn quân mở rộng. Đã tổ chức cho hội viên bay hàng ngàn giờ bay mô hình các loại. Máy bay PO-6 đã phục vụ chương trình trồng rừng 327 ha, phun thuốc trừ sâu hàng trăm giờ và tổ chức nhiều buổi biểu diễn, trình diễn... phục vụ nhiệm vụ chính trị trong các ngày lễ lớn của quân đội, quân chủng. Việc tạo ra một sân chơi bổ ích, lành mạnh, góp phần quản lý vùng trời, bảo đảm an ninh, an toàn và hướng tới hội nhập với khu vực và quốc tế đã đặt ra yêu cầu cấp thiết tổ chức lại bộ máy của các CLBHK. Chính vì vậy, ngày 6/4/2004, Bộ trởng BQP đã ra quyết định số 40/2004/QĐ-BQP thành lập CLBHK phía Bắc và CLBHK phía Nam thuộc Quân chủng PK-KQ. Đây là một quyết định sáng suốt phù hợp với tình hình thực tế của Đảng, Chính phủ và BQP. Thời gian tới, Quân chủng tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Quyết định 391/QĐ-TTg ngày 16/05/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập CLB Hàng không, CLB Hàng hải. CLBHK sẽ không chỉ là nơi tập hợp, thu hút đông đảo hội viên yêu thích môn thể thao đặc thù này. Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh các loại hình hoạt động như: nhảy dù, dù bay, mô hình hàng không... CLBHK còn là nơi cung cấp các loại phương tiện bay, đào tạo người điều khiển các phương tiện bay đó và các loại hình dịch vụ đi kèm. CLBHK còn là nơi tổ chức thi đấu, giao lưu với khu vực và thế giới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp củng cố an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế đất nước. |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:19 PM |