![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]() VSA là một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật hiệu quả, mang đến cho nhiều trader thành công trong giao dịch. Tìm hiểu cơ bản về phương pháp này qua bài viết sau đây. Tổng quan về VSA VSA (Volume Spread Analysis) là phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên phân tích về khối lượng chênh lệch giá. Dựa vào mối tương quan giữa cung và cầu cổ phiếu để phân tích biến động và dự đoán xu hướng của thị trường. ![]() Các thành phần trong phương pháp VSA Khối lượng giao dịch Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên. Đây là một yếu tố quyết định trong phương pháp VSA. Nó giúp đo sức cung và cầu hiện tại. Tuy nhiên, một phiên có khối lượng giao dịch rất lớn có thể là chỉ báo cho một xu hướng tăng và cũng có thể là dấu hiệu cho xu hướng giảm. Bên cạnh khối lượng, chúng ta còn căn cứ thêm vài yếu tố khác. Khi sử dụng phương pháp VSA, chúng ta chỉ quan tâm 2 mức khối lượng giao dịch: Khối lượng cao hơn trung bình: phiên giao dịch có mức khối lượng cao hơn mức trung bình và thấp hơn mức đỉnh ở các phiên trước, phổ biến là 20 phiên. Khối lượng giao dịch siêu cao: phiên giao dịch có mức khối lượng cao hơn đỉnh của những phiên trước. Chênh lệch giá Chênh lệch giá là chênh lệch giữa mức giá mở cửa so với mức giá đóng cửa. Nó chính là thân nến trong biểu đồ nến. Kết hợp giá cùng với khối lượng giao dịch sẽ phản ánh sức mực cung và cầu trong phiên đó. Giá đóng cửa Giá đóng cửa là mức giá cuối cùng được giao dịch trong một phiên. Vai trò của nó được Tom Williams nhấn mạnh. Kết hợp giá đóng cửa với hai yếu tố ở trên sẽ làm tăng tính hiệu quả của Wyckoff. Cách giao dịch với phương pháp VSA Bạn nên đọc sách VSA Wyckoff để biết chi tiết hơn. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cách thức đầu tư cơ bản. VSA có thể áp dụng cho cả thị trường tăng giá và giảm giá. Dưới đây là áp dụng cho dấu hiệu tăng, còn dấu hiệu giảm chỉ cần áp dụng ngược lại. ![]() Down Thrust – Lực đẩy xuống Giá bị đẩy xuống và tạo thành một nến rút chân đảo chiều tăng. Áp dụng cho lực cầu được đẩy lên cao đột ngột làm cho giá đóng cửa đảo chiều tăng, thêm vào đó là mức khối lượng siêu cao hoặc cao hơn mức trung bình. Đây là tín hiệu rất mạnh cảnh báo cho xu hướng tăng sắp tới. Còn nếu bạn muốn an toàn và chắc chắn có thể chờ cổ phiếu tăng một vài phiên rồi mua ở nhịp điều chỉnh thích hợp. Selling Climax – Cao trào bán Selling Climax – cao trào bán là dấu hiệu tăng giá mạnh mẽ. Nó được cấu tạo từ một thanh nến giảm. Giá đóng cửa chênh lệch rất nhiều so với giá mở cửa và thấp hơn những phiên giảm điểm trước đó. Nến cần có bóng nến dài cho thấy lực cầu đỡ giá cổ phiếu là rất lớn. Điều này đồng nghĩa với việc các tay to không muốn giá xuống thấp hơn nữa. Thêm vào đó là khối lượng rất cao hoặc cao hơn mức trung bình. Đây là mẫu hình xuất hiện cuối cùng của xu hướng giảm trước đó. Khối lượng càng lúc càng lớn hơn so với mức trung bình. No Supply Bar – Nến không có nguồn cung Một thanh nến ngắn được cấu thành từ thanh nến giảm có mức chênh lệch giá đóng cửa và giá mở cửa thấp, thêm vào đó là khối lượng giao dịch thấp hơn hai phiên trước đó. Đây là loại mẫu hình tiếp diễn cho xu hướng tăng và vẫn còn tiếp tục. Vào lúc này, nguồn lực cung trở nên yếu hơn và lực cầu vẫn còn mạnh. Giá có thể sẽ tăng mạnh sau đó. Trên đây là kiến thức cơ bản về phương pháp VSA. |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:45 PM |