#1
|
|||
|
|||
Sự thật tá hỏa về thuốc tăng phọt rau quả
Từ khoá liên quan: Tham my vien linh nhung - Tham my vien linh nhung - Tham my vien linh nhung _________________________________________________ Sự thật tá hỏa về thuốc tăng phọt rau quả Người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt mức cho phép, gây ngộ độc... Hãy đón đọc sự kiện Kinh hoàng thực phẩm để cảnh giác trước những thực phẩm bẩn đang lan tràn hiện nay. Sau khi báo chí liên tiếp đưa tin nhiều địa phương sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc tăng phọt để thúc rau lớn nhanh và gần đây là sự việc rau su su Tam Đảo sau một đêm mọc dài hàng chục cm, PV đã tìm hiểu và phát hiện: loại thuốc mà người trồng su su dùng để phun để kích thích tăng trưởng cho rau là thuốc có tên PRO FARM- N2 và TONY- 920. Phát ngôn từ Cục Bảo vệ thực vật: “Hiện, Cục chưa có kết luận gì về loại rau su su được phun kích thích tăng trưởng trong đêm và bán ngay cho người sử dụng vào sáng hôm sau. Cục sẽ chỉ đạo điều tra tìm hiểu kỹ mới có thông tin chính thức". Tuy nhiên, theo ông này, trong điều kiện lý tưởng, một đêm, ngọn su su cũng có thể dài ra 5 - 10 cm. Hiểm họa khôn lường Theo phân tích của các chuyên gia bảo vệ thực vật, thực chất các hóa chất, các gói thuốc kích thích tăng trưởng thực vật đều trong danh mục sử dụng, nhưng nếu dùng quá liều, chắc chắn sẽ gây hại khó lường đối với sức khỏe con người. Thuốc TONY-920 trên bao bì ghi tên Công ty Cổ phần BMC ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc sản xuất. Tony 920 là chất kích thích sinh trưởng cây trồng sử dụng trên lúa, chè, cây ăn trái, hành tỏi, rau màu và hoa cây cảnh...Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật thì thuốc TONY 920 có hoạt chất chính là Gibberellic acid. Đây là loại thuốc điều hòa sinh trưởng được phép sử dụng. Loại thuốc tăng trưởng bị phát hiện dùng cho susu Thuốc Tony 920 là loại thuốc nằm trong danh mục được phép sử dụng có hoạt chất chính là Gibberellic acid, là một trong 4 nhóm chất điều hoà sinh trưởng thực vật. Theo các chuyên gia về thuốc bảo vệ thực vật, Gibberellic acid được tổng hợp trong các phần non và có nhiều tác dụng sinh lý quan trọng như: kích thích sự phân chia tế bào, đặc biệt chủ yếu làm thân cây sinh trưởng lóng (tăng trưởng theo chiều cao), kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, kích thích quá trình ra hoa, đẩy mạnh sự phát triển và kéo dài các tế bào. Thời gian sử dụng an toàn chất này cho mỗi đợt là từ 10 -15 ngày. Trả lời báo chí, TS. Nguyễn Thị Nhung, Trưởng Bộ môn thuốc, cỏ dại, môi trường Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện nay để kích thích sinh trưởng vươn ngọn, bật chồi nhanh giúp cho rau tăng năng suất, nhiều hộ dân thường mua các loại thuốc kích thích. Tuy nhiên, nếu người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch, không đảm bảo thời gian cách ly thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt quá mức cho phép, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, kể cả với các loại thuốc kích thích sinh học. Theo bà Nhung, tuy mức độ tồn dư thuốc trong rau mà người dùng có thể bị ngộ độc cấp tính với các biểu hiện như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy... hoặc sẽ bị ngộ độc mãn tính, lâu dần tích tụ lại các cơ quan nội tạng gây ra những bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Chiều 28/3, trao đổi với PV, PGS. Phạm Văn Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Các loại thuốc kích thích tăng trưởng nhanh không gây bệnh ngay tức thì mà có những ảnh hưởng lâu dài. Khi ăn phải nhiều loại thực phẩm, rau củ có chất kích thích sẽ bị tích lũy trong cơ thể đến một lượng nào đó sẽ gây bệnh". Ngọn rau su su dài được cả ngang tay mỗi đêm sau khi được 'tắm' thuốc kích thích. Ảnh: VNN Theo PGS Duệ, thông thường chỉ một số trường hợp ăn phải thực phẩm rau của có thuốc sâu với nồng độ độc tính quá đậm đặc thì sẽ mắc phải những triệu chứng nhiễm độc nhẹ, nhiễm độc đường tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn ọe, đi ngoài… "Trước đây, Trung tâm Chống độc đã cấp cứu một số trường hợp nhiễm độc do ăn rau muống trái mùa bị người ta tưới hóa chất, chất kích thích tăng trưởng và thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, những trường hợp đó không nhiều”, ông Duệ nói. Người phun thuốc có thể bị xử lý hình sự? Theo Thông tư 03 mà Bộ NNPTNT ban hành vừa có hiệu lực tháng 2 vừa qua, người sử dụng thuốc BVTV nếu gây thiệt hại về vật chất cho người khác thì phải bồi thường; gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác còn phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc chung, đó là: Chỉ được sử dụng thuốc BVTV trong Danh mục được phép sử dụng do Bộ trưởng Bộ NNPTNT ban hành; sử dụng thuốc BVTV đúng với hướng dẫn đã được ghi trên nhãn thuốc. Việc sử dụng thuốc phải đảm bảo nguyên tắc bốn đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; phải tuân thủ thời gian cách ly đã được ghi trên nhãn. Theo đó, người sử dụng thuốc BVTV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi: Sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng kỹ thuật được khuyến cáo, không đảm bảo thời gian cách ly; sử dụng thuốc cấm, sử dụng thuốc ngoài Danh mục. Bên cạnh đó, hành vi vứt bỏ bao gói đã đựng thuốc, đổ thuốc, nước thuốc không đúng quy định gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người, vật nuôi và môi trường cũng bị xử lý. Trong trường hợp, nếu sử dụng thuốc BVTV gây thiệt hại về vật chất cho người khác, thì phải bồi thường hoặc gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác, thì ngoài việc bồi thường còn phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu quả thật các trường hợp bón thuốc kích thích khiến rau củ mọc nhanh đến hàng chục cm và thu hoạch, bán ngay sau khi phun thuốc mà báo chí phản ánh là chính xác, chắc chắn người trồng rau sẽ bị xử lý theo pháp luật, thậm chí xử lý hình sự nếu sản phẩm họ bán ra gây hại đến tính mạng người tiêu dùng. Theo Thu Nguyên (Kiến Thức) |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:20 AM |